Chứng khoán
Bán thì cổ phiếu nó tăng, nhưng mua thì cổ phiếu nó giảm này thì nên cầm cổ phiếu hay cầm tiền? Liệu thị trường có vượt 1300 hay không?
Thị trường đã trải qua 2 tuần giao dịch vùng 1250 ~ 1285 đầy khắc nghiệt với việc cứ liên tục có những pha đạp mạnh cực kỳ tiêu cực. Rồi vừa mới bán thoát hàng ra, thì thị trường và các cổ phiếu lại hồi phục lại và tăng lại “như chưa từng có cuộc chia ly”.
Hay nói cách khác, 2 tuần vừa qua thì giao dịch cứ như kiểu là vừa bán ra cổ phiếu thì nó sẽ bật lại và tăng mạnh. Nhưng vừa đua hàng vào thì nó lại xìu lại và úp bô ngay. Như kiểu cổ phiếu né nhà đầu tư, Thị trường chỉ đi ngang biên độ +-35 điểm nhưng lỗ và ức chế cực kỳ.
Thì trong trạng thái thị trường và cổ phiếu sideway thế này, tháng mới là tháng 6 - tháng kết thúc quý 2 sẽ có điều gì đặc sắc và chiến lược giao dịch sao cho hiệu quả? Mời anh chị cùng xem bài viết phân tích tuần này để có thêm những phương án giao dịch hợp lý nhé!
Đồ thị Vnindex kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Như thông lệ thì góc nhìn phân tích chủ đạo sẽ dựa trên việc người phân tích đang cầm hàng hay cầm tiền. Thì ở đây như đã nói với anh chị từ bài viết tuần trước: Quang vẫn full hàng bình thường - Với 40% hàng mua từ vị thế 1180 1200 và 60% hàng mua vùng 125x 126x hiện tại. Nên góc nhìn phân tích sẽ là dựa trên có hàng, triển khai như sau:
1 - SỰ KỲ VỌNG CỦA CHỨNG KHOÁN: KQKD QUÝ 2 - GIỮA NĂM
Đầu tiên, đó là yếu tố tháng tới đây là tháng 6. Mà tháng 6 thì có gì đặc biệt? Thật ra thì không có gì đặc biệt cả. Nhưng với Chứng khoán thì có lẻ là cũng quan trọng, vì tháng sau là tháng 7 - Tháng của Kết quả kinh doanh quý 2, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm (nữa năm) của tất cả các doanh nghiệp, tập đoàn.
Thì trong trạng thái này, Vì sao tháng 6 quan trọng? Vì đầu tư chứng khoán là “đầu tư về sự kỳ vọng tương lai” của sự phát triển doanh nghiệp cùng câu nói “đầu tư theo tin đồn, tin ra thì bán” cũng có phần đúng. Nếu mọi thứ tốt, thì sẽ phải là tháng 6 chứ không phải tháng 7 - khi tin ra hết thì lại là ăn bô (như tháng 4 vừa qua).
Nên với mục này, theo quan đánh giá thì đây vẫn là một yếu tố tiềm ẩn tốt. Giúp các mã “tăng trong sự nghi ngờ” mà chả hiểu vì sao nó tăng, rõ ràng là vĩ mô vẫn xấu?
2 - SỰ SIẾT BIÊN ĐỘ - NGHI NGỜ:
Biên độ, hay còn gọi là chỉ báo Bollinger Band là một chỉ báo cho thấy “lộ tuyến” giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Hiện tại thì anh chị cũng thấy (ảnh trên đầu bài) biên độ đang bắt đầu thắt lại với việc dù rung lắc mạnh, dù sợ hãi, dù thế nào thì nó cũng đang thắt lại để chuẩn bị bước vào một xu thế mới.
Đồ thị Vnindex giai đoạn 06/2023 kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Thì ở đây, có một ví dụ trực quan nhất là giai đoạn tháng 06/2023 như ảnh trên. Thị trường cũng có một trạng thái giao dịch tương tự giai đoạn hiện tại. Với việc cũng có rất nhiều pha bán lớn, bán xong thì tưởng cứ là gãy rồi lại hồi lên tăng lại. Vừa tăng, vừa đua vào thì nó lại gãy tiếp volume lớn. Mãi gần 3.5 tuần thì mới bùng nổ vượt đỉnh chạy tiếp.
Trạng thái tâm lý lúc đó cũng là rất tranh cãi, rất 50:50 giữa 2 phe mua và bán. Làm gì cũng dễ sai, cũng ức chế, cũng buồn bực “y hệt” giai đoạn hiện tại của chúng ta.
Nên với Quang, trong trạng thái sideway siết lại biên độ này - kết hợp với sự nghi ngờ “tột cùng” của nhà đầu tư thì sẽ là một trạng thái tốt. Có cửa “tiền đề” cho một nhịp vượt 1300 cũng như phần tổng kết chiến lược phía dưới - Nếu mà “quá tích cực” thì Quang quăn dép mà chạy lâu rồi ạ!!!
3 - THANH KHOẢN - DÒNG TIỀN:
Đây là một yếu tố cần phải để ý mới thấy, thì sau mỗi đợt sập: Có phải là khi đạp thì thanh khoản rất rất là to khủng khiếp ở các ngày 22/5, 24/5, 29/5? Tuy nhiên, khi hồi lại thì thanh khoản rất là bé hồi ngay sau khi bán. Như vậy câu hỏi đặc ra, thì volume bán lớn này là nhỏ lẻ bán hay cá mập bán? Nếu xét về thị trường thì có thể nói đây là các phiên phân phối với 4 phiên rồi. Tuy nhiên, nếu nhìn cổ phiếu thì sao?
Đồ thị HCM kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Ví dụ cổ phiếu HCM - Một mã khoẻ nhất ngành chứng vừa qua. Sau khi tăng từ đáy lên +26% có một nhịp chỉnh theo Vnindex vào ngày 24/05 nổ volume thì gần như các nhịp giảm sau đó volume là cực kỳ bé, thậm chí là biến mất chả thấy đâu luôn.
Như vậy câu hỏi đặc ra là một cổ phiếu tăng mạnh +26% liên tục một tháng hơn, có 1 nhịp chỉnh -9% từ đỉnh thanh khoản bé là đẹp hay xấu? (Nhiều mã khác cũng tương tự như NLG, TCB, BSI,...) Và với thanh khoản rất rất bé này thì liệu cá mập có phân phối hàng cho nhà đầu tư được không? Khi mà nhìn vào là thấy sợ sập rủng rung rồi thì sao dám gom mạnh?
Nên ở đây, yếu tố thanh khoản to ở thị trường. Nhưng bé cực bé ở cổ phiếu sau các nhịp rũ thì vẫn còn đâu đó sự tích cực là “siết biên độ” như ý số 3, để chuẩn bị bước vào một xu thế mới - Nếu ai cũng sợ, thì đó có thể là một xu thế tăng!!!!
4 - TỔNG KẾT:
Với 3 ý phân tích trên, thì nói chung anh chị sau khi đọc xong. Cũng thấy sao em tự tin phân tích ngược vậy? Rõ ràng là mua xong thì cũng đâu có lãi đâu? Thậm chí là vừa mua xong là lỗ rồ? Thậm chí có mộ số mã rất xấu càng mua càng lỗ như là CTG, VCB, MBB, BID,... thì tính thế nào?
Hay nói cách khác: trở lại ý đầu bài đó là mua xong thì thật ra vẫn không có lãi, lỗ ngược nhẹ - nhưng mà bán xong thì với những yếu tố tích luỹ siết biên độ hay là tâm lý nghi ngờ, thanh khoản kém từng mã thì bán xong tự nhiên cổ phiếu lại tăng lại.
Nên từ đó, chiến lược giao dịch tổng kết lại vẫn là: TẬP TRUNG VÀO CỔ PHIẾU - KHÔNG NHÌN THỊ TRƯỜNG!
1 - Nắm giữ: cổ phiếu bình thường, ổn định - lãi tốt hoặc chưa vi phạm thì ưu tiên là gồng lãi, gồng hàng để không bị kẹt vào trạng thái phải mua, phải đua lệnh khi thị trường hồi lại, cổ phiếu bùng nổ tăng tiếp:
Đồ thị GVR kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Ví dụ trực quan nhất là cổ phiếu GVR trong hệ thống đã đầu tư 4 điểm mua từ 21, 22.x - 28.x - 30.x - 32.x với các mức lợi nhuận (chưa tính trung bình giá kéo lên) là từ 12% - 17% - 24% - 64% một cách rất tự tin và thoải mái. Thị trường thế nào thì thật ra cũng không quan trọng, cổ phiếu vẫn bám trend đi lên. Nếu trường hợp xấu thì ta sẵn sàng hạ đi 50% hàng chốt lãi ra cầm tiền, khi cổ phiếu điều chỉnh đẹp thì vào cover lại hàng đã bán - nó lại tiếp tục tăng và tiếp tục lãi. Tương tự thì danh mục hệ thống chúng ta cũng có những mã đang xây theo xu thế trên như CSV, DBC, MBS, FTS, ACB,....
Và khi chúng ta đã xây dựng được - thì thị trường thế nào - Mình vẫn luôn “chủ động” nhất!
2 - Mua mới: Vẫn thực hiện mua mới cổ phiếu thoải mái, miễn là hàng đã vào form đầu tư bài đánh của hệ thống đẹp thì sẵn sàng có thể mua. Không vì thị trường xấu mà từ bỏ, vì dù có từ bỏ thì cổ phiếu vẫn sẽ tăng rồi lại đua lệnh, rồi lại đu đỉnh:
Đồ thị FRT kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Ví dụ trường hợp cổ phiếu FRT - đã có tiền vào trước đó tại 150. Tăng và xây nền, rũ bỏ 2 phiên cực mạnh. Rũ xong “siết chặt biên độ” thì có nên từ bỏ không? Dù tăng trần bị ép về +3.3% nhưng mua quanh 162 ~ 164 sau siết biên độ vẫn có lãi +4% cho một thị trường sideway hàng về đủ có là xấu phải từ bỏ nó?
Nên cơ hội đến, Quang sẽ báo anh chị - phân bổ tỷ trọng và giải ngân đúng quy tắc để chúng ta dù lỗ cũng là lỗ nhẹ. Nhưng nếu lên là đảm bảo lãi để tối đa hoá, tránh việc nghi ngờ rồi ngồi ngắm. Tới lúc hết chịu được lao vào mua là ngay đỉnh!
3 - CHIỀU BÁN:
Chắc chắn rồi, bán là phải có ví dụ đã đủ lãi thì thôi ra bớt “trả hàng cho cá mập” cũng được để đảm bảo lãi luôn vào túi, đầu tư là có lãi chứ không phải lỗ.
Ngoài ra, có biến hay vi phạm thì quyết đoán thoát hàng - Thiệt hại ít vẫn làm lại được. Thiệt hại lớn thì có mà nghỉ đầu tư, quá nhiều vòng phía trước anh chị đã gặp phải vì việc lưỡng lự:
Đồ thị BID kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày
Ví dụ cổ phiếu BID - Với 4 điểm gãy có thể thoát hàng sớm - Nhưng nếu không thoát thì nó đã “bào tâm lý" phải 3 tháng rồi - mất ăn mất ngủ. Nên Điểm bán là một cái gì đó rất quan trọng. Vì sao MUA thì cần điểm mua, nhưng đến khi bán gãy điểm bán thì không bán? Cho cơ hội 1 lần, 2 lần chứ cho hoài thì có phải là càng lúc càng bế tắc - bán thì sợ nó hồi, không bán thì nó cứ rơi hoài dù đây là một ngân hàng lớn, số má? Mỗi ngày mở lên đều thấy nó cứa một tí - như vậy liệu có là đúng? Thị trường đã giảm đâu?
Từ những ý trên thì TẬP TRUNG VÀO CỔ PHIẾU - KHÔNG NHÌN THỊ TRƯỜNG! Là chúng ta sẽ dựa vào từng cổ phiếu để quyết định đúng sai. Nếu anh chị đã xây dựng danh mục đầu tư thì nên “hành động ít” để hạn chế sai ít nhất trong giai đoạn thị trường sideway này - tránh bị cuốn vào “vòng lặp” hỗn loạn lên lên xuống xuống. Kẻ khóc, người buồn, kẻ cười này!
Trong tuần, trừ các cổ phiếu hệ thống đang tư vấn anh chị thì đã được theo dõi kỹ. Nếu ok vẫn sẽ báo anh chị mua thêm, gia tăng - nếu có biến thì có thể trực tiếp thoát và chạy. Anh chị nếu cần hỗ trợ về những điểm này trong các chiều mua bán để đưa ra quyết định thì có thể liên hệ trực tiếp với Quang.
Đối với anh chị chưa tham gia hệ thống khách hàng, thì giai đoạn này tương đối quan trọng trong đầu tư, anh chị cần hỗ trợ điểm chốt lãi - cắt lỗ cho danh mục thì nhắn Quang hoặc 2 bạn trợ lý để được tư vấn theo phương pháp phân tích dòng tiền kết hợp với phân tích kỹ thuật và phân tích cung cầu nhé!
186 lượt thích
© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.