Thị trường trang sức giảm tốc giai đoạn 2016-2023 (-0,6%/năm)
✅ Thị trường trang sức Việt Nam ước tính giảm tốc nhẹ trong giai đoạn 2016-2023, từ 4,0 tỷ USD xuống còn 3,6 tỷ USD (-0,6%/năm). Để loại bỏ ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế, chúng tôi xem xét quy mô trung bình của thị trường trong hai giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng 2016-2019 (trước covid), và giai đoạn suy giảm 2020-2022 (giai đoạn Covid và sau Covid). Theo đó, mức chi tiêu cho trang sức trong giai đoạn kinh tế suy giảm bình quân khoảng 3,1 tỷ USD/năm, thấp hơn mức chi tiêu 3,8 tỷ USD/năm trong giai đoạn tăng trưởng. Theo đà phục hồi của nền kinh tế, mức chi tiêu cho trang sức trong năm 2023 đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng 16,2% so với bình quân giai đoạn 2020 – 2022.
✅ Có một điểm đáng lưu ý là trong khi thu nhập hàng tháng của người Việt Nam có xu hướng đi lên (+7,0%/năm, đạt gần 5 triệu VND/tháng) thì chi tiêu cho trang sức lại diễn biến theo hướng ngược lại. Điều này khiến cho tỉ lệ chi tiêu hàng tháng cho trang sức giảm qua các năm, từ 2,6% năm 2016 xuống 1,4% năm 2023.
✅ Những điều này có thể được lí giải từ góc nhìn về chi tiêu cho trang sức với hai mục đích khác nhau – cất giữ tài sản và làm đẹp. Cụ thể, bên cạnh vàng miếng, trang sức vàng (18K, 24K) được xem vừa là trang sức làm đẹp vừa là kênh cất giữ tài sản. Dù vậy, từ sau khi nghị định 24/2012/NĐ-CP ban hành năm 2012 với mục tiêu siết hoạt động kinh doanh vàng và chống “vàng hóa” nền kinh tế, cộng với việc giá vàng thế giới duy trì mức thấp trong suốt giai đoạn 2013 – 2020 đã làm giảm sức hấp dẫn của lớp tài sản này.
👉Tham gia room tư vấn của mình tại đây: https://zalo.me/g/fzogld410
👉NĐT có nhu cầu hỗ trợ liên hệ zalo: 0913.581.942