Tiền ở đâu đầu ở đó: Vũ Tuấn
Các giai đoạn của cổ phiếu Ngân hàng
1, 2014-2016:
Lợi nhuận toàn ngành ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất lịch sử, đạt dưới 10%/năm trong năm 2014 - 2015.
Chất lượng tài sản của nhiều ngân hàng suy giảm do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng của thị trường bất động sản, trong khi các quy định về quản trị rủi ro chưa chặt chẽ như hiện tại.
Đây là thời kỳ tái cơ cấu hậu khủng hoảng bất động sản với hàng loạt quy định mới được bổ sung như Thông tư 36/2014/TT-NHNN và Thông tư 41/2016/TT-NHNN của NHNN.
2, 2017 - 2020
Tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành đạt mức cao kỷ lục 30 - 40%/năm trong năm 2017 - 2018.
Chất lượng tài sản được cải thiện mạnh mẽ (gồm cả số dư nợ xấu nội bảng và nợ bán cho VAMC), dù tín dụng tăng trưởng cao.
Giai đoạn này cũng có nhiều ngân hàng thực hiện IPO như: VPB năm 2017; HDB, TCB và TPB năm 2018.
3, 2020 - 2022
Biên lãi ròng (NIM) của ngành ngân hàng tăng mạnh trong giai đoạn dịch Covid-19, với tín dụng tăng trưởng ổn định, hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận (đạt hơn 30%/năm trong năm 2021 - 2022).
Các sự kiện Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, SCB, căng thẳng tỷ giá, thanh khoản cuối năm 2022.
4, Hiện tại
Luận điểm đầu tư:
- Môi trường lãi suất thấp cùng triển vọng kinh tế phục hồi giúp tăng trưởng tín dụng và NIM cải thiện.
- Tăng cường xử lý nợ xấu trong năm 2023 tạo dư địa ghi nhận lợi nhuận từ thu hồi nợ trong năm 2024.
- Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2024 khả quan, tuy nhiên để có mức tăng trưởng đáng kể phải đợi đến cuối 2024.
- Mức định giá vẫn trong vùng phù hợp để tích lũy (Ảnh 2).
Cre: BSC, FIDT
*P/s: Nhìn chung là sóng tăng vẫn còn dư địa để kỳ vọng ^^