Tiếp tục đọc thông tư 22/2019/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu nhé!
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các Banks gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và hợp nhất. Hiểu nôm na riêng lẻ là bản thân độc lập một ngân hàng, chỉ riêng một ngân hàng đó không bao gồm các công ty con. Còn hợp nhất sẽ là bao hàm các công ty con. VD: riêng lẻ thì chỉ mỗi NH mẹ là TCB, hợp nhất thì có cả TCB - TCBS-v.v.
Về cơ bản là 2 tỷ lệ khá tương đồng về dạng công thức, nó chỉ khác mỗi cái số để mà áp vào tính toán mà thôi. Theo thông tư 22/2019 thì tỷ lệ được quy định duy trì tại 9%. Tỷ lệ này phản ánh mức đủ vốn của Banks trên cơ sở là vốn tự có và rủi ro trong hoạt động của các Banks. Đây là một trong những tỷ lệ mà Banks phải làm theo để đảm bảo việc quản lý hệ thống. Có nhiều tỷ lệ nên là khi các Banks làm gì đó đều phải tính toán sao cho các tỷ lệ này cân nhất có thể!
Thành phần Vốn tự có (VTC). VTC bao gồm phần vốn cấp 1 + vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ được quy định trong thông tư. Vốn tự có sẽ được quy định cụ thể trong thông tư, nó dài lắm nên là mình ko cho nó lên đây. Các bạn tự đọc nếu có hứng thú.
Thành phần cuối là Tổng tài sản CÓ rủi ro. Lưu ý: Tài sản có là một cụm từ. Đây là tổng giá trị các TÀI SẢN CÓ nội bảng được xác định theo mức độ rủi ro. Nói chung là làm sao để tính toán từng phần trong cái này thì là cần một nghiệp vụ đàng hoàng. Mình cũng chẳng biết, nhưng sẽ có báo cáo của các banks về cái này. Công việc của chúng ta là đánh giá xem nó ổn không, TSC của banks này có rủi ro là đến từ cái gì, tại sao nó cao/thấp vậy. Chứ không đi sâu vào cách tính lắm.