Trang chủ
Video
Chế ảnh

Bò múc Gấu

5 tháng trước

TOP doanh nghiệp kiếm tiền giỏi nhất sàn, thu lãi hàng nghìn tỷ đồng với 'núi' tiền mặt khổng lồ

TOP doanh nghiệp kiếm tiền giỏi nhất sàn, thu lãi hàng nghìn tỷ đồng với 'núi' tiền mặt khổng lồ
Chế ảnh này
Theo thống kê c, có 11 doanh nghiệp niêm yết sở hữu lượng tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn (gọi chung là tiền mặt) trên 20.000 tỷ đồng. Lượng tiền gửi lớn đã mang lại cho các công ty khoản lãi hàng nghìn tỷ đồng năm 2023. Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, mặt bằng lãi suất tiền gửi cao hồi đầu năm, nhiều doanh nghiệp đã nhanh nhạy gia tăng lượng tiền gửi để thu lãi. Tại thời điểm cuối năm 2023, CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau (DCM) có “của để dành” 10.516 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, tăng gần 2.000 tỷ đồng so với đầu năm. DCM gia tăng nắm giữ tiền mặt trong bối cảnh tình hình kinh doanh đi xuống do giá phân bón giảm mạnh trong năm 2023. Tuy nhiên sau quá trình giá Urea dò đáy thủng mốc 300 usd/tấn đã bật tăng 35% và vượt mốc 400 usd/tấn, tạo xu hướng tăng trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt và nhu cầu thế giới gia tăng trở lại. Đây cũng chính yếu tố kỳ vọng của nhóm phân bón sẽ phục hồi đi lên trong năm 2024. Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas, mã GAS) là doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt lớn nhất trên sàn chứng khoán tính đến ngày 31/12/2023, đạt 40.752 tỷ đồng (gần 1,7 tỷ USD). Con số này tăng hơn 6.000 tỷ đồng so với đầu năm và tiếp tục tăng hơn 700 tỷ đồng so với hồi cuối quý 3/2023. Với số lượng "tiền tươi" khủng như vậy, trong năm qua, PV Gas đã mang về 2.026 tỷ đồng lãi từ tiền gửi, tăng 67% so với năm trước; tương ứng mỗi ngày công ty bỏ túi đến 5,5 tỷ đồng tiền lãi gửi ngân hàng. Trong khi đó, chi phí lãi vay cả năm chỉ chiếm 340 tỷ đồng. Trong năm vừa qua, Lọc Hóa dầu Bình Sơn (mã BSR) cũng ghi nhận doanh thu tài chính tăng vọt 52% so với cùng kỳ, lên mức 2.659 tỷ đồng; chủ yếu nhờ lãi tiền gửi gần 1.600 tỷ đồng và lãi chênh lệch tỷ giá hơn 1.050 tỷ đồng. Đây là kết quả khi công ty sở hữu lượng tiền mặt lên đến 38.122 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm, tăng khoảng 13.100 tỷ đồng so với đầu năm. Sau khi thoái vốn khỏi PGBank, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX) ghi nhận lượng tiền mặt tăng mạnh 60% so với đầu năm, lên gần 30.000 tỷ đồng. Công ty thu về 2.740 tỷ đồng doanh thu tài chính trong năm 2023, tăng 27% so với cùng kỳ; trong đó lãi tiền gửi, tiền cho vay là 1.173 tỷ đồng, tăng 35%. Ngược lại, chi phí lãi vay cũng tăng mạnh 40% so với cùng kỳ, lên mức hơn 900 tỷ đồng. Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (mã ACV) ghi nhận lượng tiền mặt gần 28.800 tỷ đồng, giảm hơn 4.000 tỷ đồng so với đầu năm. Công ty thu về hơn 1.600 tỷ đồng lãi tiền gửi trong cả năm 2023, tương đương với năm 2022. Ngược lại, chi phí lãi vay chỉ gần 67 tỷ đồng do ACV vay nợ ngắn hạn ít (410 tỷ đồng). Nợ dài hạn là hơn 10.000 tỷ đồng chủ yếu từ nguồn vốn ODA với lãi suất thấp. ACV "sống khỏe" qua những năm Covid-19 nhờ lượng tiền mặt dồi dào. Tập đoàn FPT (mã FPT) ghi nhận số dư tiền mặt ở thời điểm cuối năm 2023 là 24.383 tỷ đồng, tăng gần 4.900 tỷ đồng trong một năm. Lãi tiền gửi ghi nhận trong năm 2023 hơn 1.648 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Chi phí lãi vay ở mức 832 tỷ đồng. CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) có hơn 23.000 tỷ đồng tiền nhàn rỗi. Công ty thu về hơn 1.500 tỷ đồng lãi tiền gửi trong năm 2023, tăng 28% so với năm 2022. Trong khi chi phí lãi vay chỉ chiếm 354 tỷ đồng. CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global, mã VGI) cũng có hơn 23.000 tỷ đồng tiền mặt, tăng hơn 6.000 tỷ đồng so với đầu năm. Công ty thu về hơn 1.200 tỷ đồng lãi tiền gửi trong năm 2023, tăng 38% so với cùng kỳ. Ngược lại, lãi tiền vay chỉ ở mức 375 tỷ đồng. Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã SAB) ghi nhận 22.800 tỷ đồng tiền mặt, giảm 3% so với đầu năm. Khoản tiền gửi lớn giúp Sabeco thu về gần 1.400 tỷ đồng lãi tiền gửi trong năm 2023, tăng gần 36% so với năm 2022. Chi phí lãi vay chỉ chiếm 50 tỷ đồng do tổng vay nợ chỉ 700 tỷ đồng. Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) và Tập đoàn Vingroup (mã VIC) đều ghi nhận lượng tiền mặt hơn 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên hai doanh nghiệp vay nợ lớn nên lãi tiền gửi không đủ bù đắp chi phí lãi vay. Thời điểm cuối năm 2023, HPG có hơn 34.400 tỷ đồng tiền mặt, góp phần giúp doanh thu tài chính đạt mức 3.173 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí tài chính lớn hơn rất nhiều, ở mức gần 5.200 tỷ đồng; riêng lãi vay chiếm gần 3.600 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2022 và là mức cao nhất kể từ khi hoạt động. Nợ vay "khổng lồ" chính là nguyên nhân khiến Hòa Phát phải “gánh” trung bình 10 tỷ đồng lãi vay mỗi ngày. Số dư nợ vay tài chính của công ty lên đến gần 65.400 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2023, chiếm gần 35% tổng tài sản. Con số này tăng hơn 7.500 tỷ đồng so với đầu năm và là mức cao nhất trong vòng 5 quý. VIC sở hữu lượng tiền mặt và tiền gửi trị giá hơn 35.000 tỷ đồng, tăng 2.000 tỷ đồng so với đầu năm. Doanh thu tài chính đạt gần 21.200 tỷ đồng (chủ yếu là lãi từ các khoản đầu tư tài chính và chuyển nhượng công ty con), giảm 36% so với năm 2022. Chi phí tài chính hơn 22.500 tỷ đồng, tăng 57%; trong đó riêng chi phí lãi vay và phát hành trái phiếu là hơn 17.400 tỷ đồng, tăng gần 605. Tại thời điểm cuối năm 2023, Vingroup ghi nhận số nợ vay tài chính 213.312 tỷ đồng. (Nguồn: Phạm Ngọc)
HPGVICVNMDCMGASPLXSABACVBSRVGI
reaction

206 lượt thích

0 bình luận

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.