Triển vọng thương mại 6T cuối năm 2024
✅ Hiện tại, tăng trưởng thương mại của Việt Nam phụ thuộc vào hai động lực chính là chu kỳ phục hồi của mặt hàng điện tử và nhu cầu nhập khẩu của Mỹ vẫn tích cực. Theo HSBC, sau thời gian suy thoái kéo dài, số lượng đơn đặt hàng mới cho hàng điện tử tiêu dùng đã tăng trở lại. Điều này cho thấy chu kỳ phục hồi của hàng công nghệ dài hơn có thể tiếp tục, vượt xa kỳ vọng về nhu cầu gia tăng sử dụng phần cứng liên quan đến AI. Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng chuyển biến tích cực, cho thấy đà phục hồi thương mại đang mở rộng và Việt Nam cũng đang hưởng lợi từ xu thế này.
✅ Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng trưởng còn được thể hiện qua chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam tăng liên tiếp trong 3 tháng qua và lên mức 54,7 điểm trong tháng 6, mức cao nhất kể từ tháng 5/2022. Đồng thời, xu hướng giải ngân và thu hút FDI 6T2024 đều tăng trưởng ở mức cao, cho thấy Việt Nam có nền tảng để duy trì động lực xuất khẩu ít nhất từ 3-6 tháng tới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam có thể chậm lại trong Q3 và Q4 do tác động của mức nền cao. Xét cả năm 2024, tăng trưởng xuất và nhập khẩu có thể đạt ở mức trên hai chữ số, lần lượt là 13% và 16% so với cùng kỳ. Thặng dư thương mại cả năm 2024 ước đạt 22,2 tỷ $, thấp hơn mức thặng dư 28,3 tỷ $ của cùng kỳ năm 2023.
✅ Rủi ro đối với dự báo về tăng trưởng có thể đến từ hai hướng, một là nhu cầu nhập khẩu của Mỹ có thể chững lại khi tiêu dùng của Mỹ bắt đầu cho thấy những dấu hiệu giảm tốc. Hai là chu kỳ tăng trưởng trong nhu cầu hàng điện tử tiêu dùng đổi hướng.
👉Tham gia room tư vấn của mình tại đây: https://zalo.me/g/fzogld410
👉NĐT có nhu cầu hỗ trợ liên hệ zalo: 0913.581.942