Tư vấn tài chính: Những chiến lược giúp bạn tiêu ít, để dành được nhiều (2)
1. Nếu có thể, đừng sử dụng credit card
Credit card luôn được quảng cáo như một giải pháp tài chính, nhưng trên thực tế, đây lại là gánh nặng tài chính đáng kể và là vấn đề của rất nhiều Millennial. Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc sử dụng credit card khiến bạn mua sắm vô tội vạ hơn bởi cách thức trả tiền bằng credit card có thể đánh lừa bộ não của bạn. Trong khi đó, việc tiêu xài bằng tiền mặt sẽ mang lại cảm giác mất mát rõ ràng.
Rõ ràng credit card mang đến nhiều thuận tiện, cho đến khi bạn phải đối mặt với món nợ ngân hàng hàng tháng. Một mẹo khác là bạn có thể sử dụng debit card thay vì credit card, bởi bạn vẫn có thể sử dụng thẻ trong giao dịch (nếu bạn quan tâm đến mức độ tiện lợi của nó) nhưng sẽ chỉ trong khả năng chi trả của bạn. Ít nhất, bạn sẽ không phải nơm nớp lo lắng với một khoản nợ không đáng có.
2. Ghi chép chi tiêu
Bước đầu tiên để bắt đầu tiết kiệm là xác định tổng số tiền bạn chi tiêu hàng tháng. Hãy theo dõi mọi khoản chi, từ tiền mua cà phê, báo, đồ ăn cho đến tiền nhà, điện nước... Khi đã có dữ liệu, hãy phân loại từng khoản, ví dụ như xăng, tạp hóa, trả nợ...
Bạn có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ hoặc đơn giản là một chiếc bút và tờ giấy để theo dõi chi tiêu của mình. Sau khi đã có dữ liệu, hãy sắp xếp các con số theo danh mục và đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ khoản chi nào.
3. Đưa tiết kiệm vào ngân sách của bạn
Bây giờ bạn đã biết những gì mình chi tiêu trong một tháng. Đã đến lúc để bắt đầu tạo ngân sách. Ngân sách của bạn nên thể hiện các khoản chi tiêu sao cho phù hợp với thu nhập, làm mọi thứ có kế hoạch và hạn chế bội chi. Bạn cần đảm bảo mình đã tính đến các khoản chi không xuất hiện mỗi tháng nhưng cần có như bảo dưỡng xe hơi. Đừng quên đưa danh mục tiết kiệm vào ngân sách của bạn và cố gắng đưa ra con số tiết kiệm ban đầu mà bạn cảm thấy thoải mái. Sau đó, lên kế hoạch dần để tăng con số tiết kiệm lên 15-20% thu nhập của bạn.
4. Thực hiện quy tắc 24 giờ
Nhiều lúc chúng ta mua sắm vì cảm xúc, chứ không phải cần thiết. Để cắt giảm chi phí không thực sự cần, bạn nên tuân theo quy tắc 24 giờ. Hãy đợi một ngày rồi mới mua hàng. Cảm xúc sẽ dịu xuống và cuối cùng bạn có thể nhận ra mình có muốn món đồ đó không. Một khi áp dụng quy tắc này bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng đồ đạc đã tránh phải rước về nhà.
5. Quy tắc 50-30-20
Cố vấn tài chính nổi tiếng thế giới Sallie L. Krawcheck đưa ra một lời khuyên rất hữu ích cho những ai muốn học cách quản lý chi tiêu, bao gồm việc dành ra 50% khoản tiền bạn kiếm được cho các nhu cầu thiết yếu (điện nước, tiền nhà, nhu yếu phẩm, thực phẩm, phương tiện, vân vân), 30% cho những thứ bạn "muốn" (những điều khiến bạn vui như du lịch, xem phim, v.v.), và 20% để cho bạn trong tương lai (tiết kiệm, đầu tư hay trả nợ).
Quy tắc này có thể không dễ đạt được, nhưng bạn có thể thay đổi một chút cho phù hợp với cuộc sống của mình.
6. Lên kế hoạch tiết kiệm
Sau khi lập ngân sách cho từng khoản chi tiêu, hãy cố gắng bỏ ra 10-15% thu nhập để tiết kiệm. Nếu chi tiêu của bạn nhiều tới mức chẳng tiết kiệm được là bao, hãy giảm bớt. Để làm vậy, hãy xác định những khoản không cần thiết bạn có thể giảm bớt như giải trí, ăn uống bên ngoài. Đồng thời, bạn cần cân nhắc giảm những khoản thường xuyên như thực phẩm và hình thành thói quen tiết kiệm.
6.1. Phương pháp tiết kiệm tự do
Đây là phương pháp đầu tiên, dễ dàng nhất bạn có thể áp dụng. Nó rất dễ thực hiện, không hề gây áp lực. Bạn chỉ cần xây dựng ý thức tiết kiệm trong suy nghĩ, sau đó tiết kiệm bao nhiêu tùy thích, không cần có mục tiêu cụ thể.
6.2. Phương pháp tiết kiệm 52 tuần
Sau khi đã làm quen ít nhiều với việc tiết kiệm tiền, bạn có thể chuyển sang phương pháp tiết kiệm 52 tuần, sử dụng tuần làm đơn vị mục tiêu sẽ dễ dàng tích lũy tiền hơn.
Ví dụ bạn có thể đề ra mục tiêu tiết kiệm trong tuần đầu tiên là 10.000 đồng, tuần thứ hai là 20.000 đồng, tuần thứ ba là 50.000 đồng…, cứ thế tăng dần theo thời gian, tùy theo mức thu nhập và hoàn cảnh cá nhân.
Mức tiền tiết kiệm tăng dần khiến bạn dễ làm quen và thích nghi hơn. Sau 52 tuần, tức là qua một năm, khoản tiền bạn có được sẽ là một con số đáng kể.
Quá trình kéo dài một năm hay 52 tuần. Điểm mấu chốt là mỗi tuần sau bạn tiết kiệm một món lớn hơn tuần trước một chút. Chẳng hạn, tuần đầu bạn để ra 5.000, tuần sau là 10.000, tiếp đó là 15.000. Tuần cuối cùng, số tiền bạn cất đi là 260.000. Như vậy, đến cuối năm, bạn sẽ có tổng là 6.890.000.
Phương pháp này chỉ hiệu quả khi bạn dành dụm đều đặn và không đụng tới khoản đó. Nếu thấy quá khó, bạn có thể giảm số tiền hoặc để dành mỗi tháng thay vì mỗi tuần.
7. Đi mua sắm một mình
Đi mua sắm với bạn bè, chắc chắn bạn sẽ tiêu nhiều tiền hơn, do ghé thăm nhiều nơi, nhận được nhiều cổ vũ. Hơn nữa, tâm lý chung của nhiều người là muốn mình bằng bạn bằng bè, nên thường sẽ chi nhiều tiền hơn.
Vì thế khi gặp bạn bè hãy đi công viên, cà phê thay vì cùng mua sắm. Cũng đừng bao giờ lấy mua sắm để giải khuây.
8. Tạo ra "quỹ khẩn cấp" cho riêng mình
Một khi đã có một khoản tiết kiệm nhất định (thường là ít nhất 3-6 tháng chi phí sinh hoạt) gửi ngân hàng, bên cạnh khoản 20% mỗi tháng bạn dành cho "tương lai" cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với những gì bạn có thể hình dung.
Bạn có thể muốn nghỉ việc bất cứ lúc nào, hay chỉ đơn giản là cần một khoản tiền khẩn cấp, việc có sẵn tiền dành riêng cho việc giúp bạn vận hành dù cuộc sống có thay đổi theo ngã rẽ như thế nào là cách thông minh nhất bạn có thể làm.
9. Tiết kiệm tự động
Hầu như tất cả ngân hàng đều có dịch vụ tiết kiệm tự động từ tài khoản của khách. Bạn có thể lựa chọn thời gian và khoản tiền tiết kiệm định kỳ. Tự động chuyển tiền tiết kiệm giúp bạn bận tâm tới việc này và cũng không có ý định tiêu số tiền đó.