Trang chủ
Video
Chế ảnh

Chứng khoán

Bạch Ngân Hà

1 năm trước

Vì sao các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo cổ phiếu trong chiều nay 18/8?

Trong phiên giao dịch cuối tuần (18/8), thị trường chứng khoán trong nước giảm điểm mạnh do áp lực chốt lời. Sau khoảng 1 giờ mở cửa, lực bán ồ ạt diễn ra trên diện rộng khiến chỉ số VN-Index “cắm đầu” đi xuống và mất hơn 20 điểm, về sát mốc 1.210 điểm.

Vì sao các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo cổ phiếu trong chiều nay 18/8?
Chế ảnh này

Nhóm cổ phiếu bất động sản trở thành tâm điểm

Áp lực bán tháo đến hết sức bất ngờ trong phiên 18/8, càng về cuối phiên càng diễn biến tồi tệ. Kết phiên 18/8, chỉ số VN-Index giảm tới 55,49 điểm, tương đương 4,5%, xuống 1.177,99 điểm.


Hàng trăm mã giảm kịch sàn, riêng sàn HoSE đã có 158 mã "xanh lơ".


Trong đó, nhóm cổ phiếu bất động sản trở thành tâm điểm bị "thoát hàng", điển hình là các mã VIC (Vingroup), VHM (Vinhomes), NVL (Novaland), VRE (Vincom Retail), DIG (DIC Group), DXG (Đất Xanh, EVG (Everland)… 

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu hết giảm sâu trên 5%, trong đó VPB, SHB, EIB đều giảm kịch sàn. Riêng VCB tăng 0,11%.



Trong vòng xoáy tiêu cực, hàng loạt cổ phiếu chứng khoán giảm kịch biên độ như VND, VCI, HCM, VIX, FTS, BSI, TVS, AGR, VDS, CTS.


Nhóm sản xuất phân hóa hơn nhưng nhìn chung tình hình vẫn rất tồi tệ. Trong đó, HPG giảm 5,69%, MSN giảm 3,78%, SAB giảm 1,35%, DGC giảm 6,75%; GVR, HSG, SBT, PHR, DBC, HT1, ANV, PAN cùng rất nhiều mã khác giảm kịch sàn. Một vài mã tăng hiếm hoi có thể kể đến BMP, DMC, LBM, TMT.


Cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ giao dịch tiêu cực: GAS giảm 2,4%, PGV giảm 4,24%, PLX giảm 6,04% còn POW giảm kịch sàn; VJC giảm 2,1% trong khi HVN giảm kịch biên độ; MWG giảm kịch biên độ còn PNJ và FRT lần lượt mất đi 2,12% và 4,75% giá trị.


Toàn sàn HoSE có 25 mã tăng giá, 18 mã đứng giá tham chiếu và 486 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh lên tới 35.400 tỷ đồng. Nếu tính tổng thanh khoản 3 sàn, con số lên tới trên 42.000 tỷ đồng.


Nhà đầu tư hạn chế mua mới


Đội ngũ phân tích của Chứng khoán Yuanta cho biết ở thị trường chứng khoán Việt Nam, rủi ro ngắn hạn đang có chiều hướng gia tăng, nhà đầu tư hạn chế mua mới trong giai đoạn này. Chỉ báo tâm lý cũng cho thấy nhà đầu tư đang rất thận trọng. Dù vậy, xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức tăng.


Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Trưởng nhóm vĩ mô và chiến lược thị trường Trung tâm phân tích DSC, nhà đầu tư không nên mua mới trong ngắn hạn. Một khi thị trường đã chỉnh mạnh, quán tính để tiếp tục điều chỉnh là cao, vì vậy không nên tham gia các trò chơi “bắt dao rơi” mạo hiểm. Thay vào đó, nhà đầu tư nên bình tĩnh chờ cơ hội.


Ông Hiệp cho rằng, thị trường điều chỉnh không hẳn lúc nào cũng xấu. Với tỷ trọng tiền mặt lớn, nhà đầu tư có thể chờ đợi các điểm cân bằng của thị trường để giải ngân mua thêm các cổ phiếu giá rẻ để đầu tư dài hạn.


Phía Chứng khoán SHS cho biết: "Với việc xu hướng ngắn hạn chưa rõ ràng hiện tại, nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì tỉ trọng vừa phải và tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường trước khi xem xét giải ngân. Nhà đầu tư trung và dài hạn đã giải ngân trong thời gian vừa qua, nếu cơ cấu tốt thì hiện tại hoàn toàn có thể tiếp tục nắm giữ. Trường hợp muốn gia tăng tỉ trọng, có thể tận dụng mua vào ở các nhịp điều chỉnh, hướng tới các nhóm cổ phiếu đầu ngành, các cổ phiếu đang tích lũy và không bị điều chỉnh sâu, có kỳ vọng kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng trong năm nay".


Bên cạnh đó, thông tin sáng nay về việc Tập đoàn bất động sản Evergrande của Trung Quốc đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở New York (Mỹ) đã khiến giới đầu tư Việt cũng không khỏi xôn xao. Evergrande từng là nhà phát triển bất động sản lớn thứ nhì đất nước tỉ dân.  


Nguồn: Kinh tế môi trường

VICVNIHOSENVLVRG
reaction

302 lượt thích

1 bình luận

1 năm trước

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.