VÌ SAO NÊN MUA CỔ PHIẾU NHÓM NGÂN HÀNG NĂM 2024?
VỐN HÓA KHỦNG - DÒNG TIỀN LỚN CHẢY VÀO.
Là một NĐT chứng khoán thì không thể không biết đến nhóm ngành được mệnh danh “anh cả” của toàn thị trường - Ngân hàng. Bởi lẽ đây là nhóm ngành chiếm tỷ lệ vốn hóa lớn nhất trên thị trường nói chung (25%), có thể điều phối phần lớn thị trường chứng khoán mỗi khi vào mùa uptrend hoặc downtrend.
Tại sao nhóm Ngân hàng lại dẫn dắt thị trường? Để hiểu rõ thì phải biết mặt hàng chính mà Ngân hàng đang kinh doanh là gì?. Đó là “Tiền” và “Tín dụng” - cả hai thứ này đều là nguồn vào để các ngành nghề khác có thể duy trì hoạt động và phát triển sản xuất một cách bình thường. Điển hình như ngành BĐS, cần một lượng vốn lớn để phát triển thị trường, số tiền chi đầu tư vào các công trình dự án được tính bằng con số hàng nghìn tỷ VNĐ. Nhóm ngành sản xuất khác như Thép cũng cần “Tiền” và “Tín dụng” để nhập hàng, mua bán các nguyên vật liệu liên quan, máy móc phục vụ khai thác. Nói chung, Tiền là thứ quan trọng để đảm bảo cho một nền kinh tế vận hành ổn định và các hoạt động được lưu thông với nhau. Chính vì “TIền” là chính yếu nên Ngân hàng có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế này, mà cái gì đặc biệt thì dòng tiền lớn - dòng tiền tổ chức thường sẽ đổ vào. Vì thế cổ phiếu Ngân hàng chi phối và dẫn dắt toàn thị trường là điều tất nhiên.
Nhìn về 2024, năm được kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ được phục hồi. Khi mà kịch bản kinh tế phục hồi được đáp ứng thì yếu tố dòng tiền chảy vào sẽ càng nhiều. Nhóm ngành được hưởng lợi đầu tiên là nhóm Ngân hàng vì nó liên quan mật thiết đến “Tiền” và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ngân hàng sẽ chứng kiến mức tăng trưởng lợi nhuận bứt phá so với năm 2023 ảm đạm, dư địa phát triển sẽ càng cao hơn nửa. Có thể khẳng định cổ phiếu ngân hàng sẽ đón đầu xu thế trong giai đoạn Q2, Q3 của 2024.
TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO AN TOÀN.
Đặc điểm nổi trội của cổ phiếu của Ngân hàng là tính an toàn cao. Trên TTCK, cổ phiếu Ngân hàng an toàn thứ hai thì không nhóm ngành nào đứng nhất. Bởi lẽ Ngân hàng phải chịu sự quản lý chặt dưới 2 bộ luật: luật các tổ chức tín dụng - dưới vai trò trung gian tài chính và luật doanh nghiệp - dưới vai trò là doanh nghiệp kinh doanh “Tiền”. Một đặc quyền lớn của nhóm ngân hàng là được SBV “bảo kê”. Có thể thấy trong năm 2023 đã có các vụ sụp đổ Ngân hàng ở USA - điển hình là Silicon Valley Bank hay Lehman Brother trong quá khứ. Ở Việt Nam, việc Ngân hàng sụp đổ là không thể xảy ra nếu không muốn nói là không được phép xảy ra. Viêc Ngân hàng sụp đổ sẽ kéo theo toàn hệ thống đi vào ngõ cụt - hiệu ứng domino, lòng tin dân chúng vào hệ thống tài chính không còn thì nền kinh làm sao mà hoạt động? Không khác gì cơ thể con người bị đứt đi mạch máu mà nằm thoi thóp chờ máu chảy cạn rồi ch*t. Do đó, các Ngân hàng khi gặp khó khăn về thanh khoản sẽ được các Ngân hàng khác cho vay trên thị trường liên ngân hàng để cứu trợ . Nếu tình hình xấu hơn thì sẽ luôn có các hoạt động mua lại ngân hàng với giá 0 đồng, các Ngân hàng giàu thanh khoản sẽ nhận chuyển giao bắt buộc và cơ cấu lại ngân hàng yếu kém. Trường hợp “hết cứu” thì vẫn có SBV là điểm tựa cuối cùng, cho nên về mặt lý thuyết thì Ngân hàng phá sản là khó xảy ra. Mà Ngân hàng khó phá sản thì cổ phiếu Ngân hàng vẫn sẽ mãi trường tồn trên TTCK.
Bên cạnh đó, cổ phiếu Ngân hàng khá khó để bị thao túng vì giá trị vốn hóa quá lớn (vẫn có thể xảy ra nếu tổ chức nào đó có tiềm lực tài chính quá mạnh). NĐT đã quá quen các tin thao túng chứng khoán như Thầy Quyết - ROS, FLC; Đỗ Thành Nhân - hệ sinh thái Louis Holding. Nhưng số vụ việc liên quan đến cổ phiếu Ngân hàng là chiếm số ít nếu không muốn nói là hoàn toàn không xảy ra. Một nhóm cổ phiếu mà được đảm bảo bởi cơ quan ngang bộ của chính phủ - NHNN, vừa khó bị lèo lái giá, vừa là ngành trụ cột của nền kinh tế thì quả thực đầu tư vào đây là hấp dẫn.
NG N HÀNG ĐÃ ĐI QUA GIAI ĐOẠN KHÓ NHẤT CỦA NỀN KINH TẾ.
Đầu năm 2023, Fed có những đợt tăng lãi suất liên tục nhằm kéo lạm phát về mức mục tiêu 2% thì lãi suất chung của thị trường Việt Nam cũng tăng cao. Lãi suất tăng cao dẫn đến hoạt động cho vay - hoạt động sinh lợi chủ yếu của Ngân hàng gặp khó khăn. Nguồn lợi nhuận từ việc cho vay bị co hẹp, nhưng vẫn phải chi trả lãi tiền gửi của khách hàng với mức lãi khá cao vào thời điểm đầu năm 2023. Tiền chi ra trả lãi thì nhiều mà tiền thu vào từ cho vay lại ít, thế này thì kết quả hoạt động tốt bằng niềm tin.
Từ giữa năm, SBV đã có những lần giảm lãi suất ngược pha với thế giới để hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng tình hình hiện tại có vẻ hoạt động cho vay của các ngân hàng vẫn đang gặp khó khăn, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ tăng gần 7% (tính đến hết 29/9/2023). Tuy nhiên, có một thứ gọi là “độ trễ của chính sách”. Đâu phải cứ giảm lãi suất là dân chúng sẽ đi vay ngay, nó cần có thời gian để ngấm dần. Đây là lý do tại sao không nên mua cổ phiếu Ngân hàng bây giờ mà phải đợi tới 2024.
Chúng ta có quyền kỳ vọng tương lai tươi sáng hơn cho nhóm ngành này. Gần đây SBV có công văn nới room tín dụng cho các ngân hàng thành viên, ngân hàng nào dùng hết 80% chỉ tiêu sẽ được tăng thêm hạn mức. Việc nới room tín dụng trong ngắn hạn có thể không giúp ích được nhiều, nhưng trong dài hạn - đến hết 2024 và những năm sau đó thì lại là câu chuyện khác. Khi các yếu tố như lãi suất thấp, điều kiện kinh doanh được phục hồi, các chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế được ban hành thì lúc đó nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao, việc được nới room và cho vay nhiều (nhưng vẫn có kiểm soát) giúp thúc đẩy lợi nhuận của Ngân hàng. Mà ngân hàng có lợi nhuận thì cổ phiếu chắc chắn được hưởng lợi.
CÔNG NGHỆ - YẾU TỐ TƯƠNG LAI.
Một yếu tố khác khá là mang tính hiện đại là công nghệ. Trên tầm nhìn dài hạn, yếu tố công nghệ sẽ mãi đi cùng với lợi ích của ngành Ngân hàng. Khi mà việc xử lý data của khách hàng được can thiệp bởi công nghệ thì tốc độ lẫn tính chính xác đêu được nâng cao. Nhờ có công nghệ mà rào cản thanh toán qua các kênh online dần được loại bỏ. Giúp cải thiện đáng kể trải nghiệm của khách hàng với các dịch vụ thanh toán tín dụng. Bây giờ ra đường thì việc thanh toán có xu hướng loại bỏ tiền mặt, thay vào đó các QR code đều trở nên phổ biến, người tiêu dùng không cần phải chuẩn bị một đống tiền mặt để chi trả.
Tiện ích từ việc thanh toán nhanh và hiệu quả thông qua ngân hàng càng thúc đẩy người tiêu dùng chọn và sử dụng dịch vụ nhiều hơn. Hoạt động dịch vụ thanh toán, tín dụng được sử dụng nhiều thì càng tạo ra nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng, như vậy thì cổ phiếu Ngân hàng càng được hưởng lợi.