Trang chủ
Video
Chế ảnh

Chứng khoán

Lê Xuân VPS

Tài khoản này đã được xác thực qua Entrade X. Tìm hiểu thêm.
ic_purple_tick

1 năm trước

VSC - Chuyển mình tăng tốc- triển vọng lạc quan trong ngành cảng biển.

VSC - Chuyển mình tăng tốc- triển vọng lạc quan trong ngành cảng biển.
Chế ảnh này

VSC - Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam(Ngành cảng biển) Chuyển mình tăng tốc- triển vọng lạc quan trong ngành cảng biển.

-VSC mở rộng năng lực nội tại, chính thức thành Siêu cảng lớn nhất Hải Phòng với tổng công suất 2.6 triệu TEUs sau khi chi hơn 2.000 tỷ đồng thâu tóm Cảng Nam Đình Vũ của Gemadept, trở thành công ty cảng lớn nhất Hải Phòng.

-Nam Hải Đình Vũ là một trong 2 cảng chính của GMD tại miền Bắc hiện đang vận hành trên 100% công suất với mức đầu tư hơn 1000 tỷ đồng, được hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2014. Công suất thiết kế của cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 1 là 500.000 TEUs/năm. Sau khi Nam Hải Đình Vũ thuộc VSC, thị phần của VSC đã tăng lên 30% so với các doanh nghiệp cảng biển tại Hải Phòng.

-Sau khi thâu tóm cảng Nam Đình Vũ, việc “liền thổ” sẽ giúp VSC có rất nhiều lợi ích.

+Thứ 1: Tiết kiệm chi phí vận hành 10-30%,việc vận hành 1 hệ thống cầu cảng dài hơn 800m có thể tiết kiệm hơn chi phí vận hành 2 cầu cảng 400m,tăng sức cạnh tranh trong ngành.

+Thứ 2: Giảm chi phí thuê ngoài(hiện chiếm 5-10% doanh thu) khi phát sinh tình huống trùng lịch tàu. Giúp giảm chi phí, giữ lợi nhuận cho VSC.

-Trong năm 2022, VSC đã mua lại thành công CTCP Cảng cạn Quảng Bình-Đình Vũ, là 1 trong 10 ICD được Bộ GTVT chính thức công nhận để đưa vào hoạt động từ quý 4/2022. Với vị trí địa lý thuận tiện, chỉ cách khu vực cảng Đình Vũ 1,5km, cách cảng nước sâu Lạch Huyện 10km, diện tích sử dụng lên tới 185.000m2. IDC Quảng Bình sẽ giúp tiết kiệm giảm chi phí cho người nhận gửi hàng các cảng Hải Phòng, gia tăng lợi thế cạnh tranh cũng như làm tăng doanh thu cho VSC.

-Nhìn lại rủi do và triển vọng của ngành trong thời gian tới:

+Rủi do thách thức :Với cảng biển là lạm phát, chiến tranh làm nhu cầu tiêu thụ giảm, xuất nhập khẩu bị trì trệ.

+Triển vọng ngành: Với tình hình hiện tại, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu xuất nhập khẩu năm 2023 là 780 tỷ USD, tăng 6% so với năm trước. Trung Quốc mở cửa, các hiệp định thương mại có hiệu lực mở rộng cánh cửa xuất nhập khẩu với nước ta. Sự dịch chuyển của dòng vốn FDI. Kinh tế Mỹ, EU, hay các nước trên thế giới sẽ có sự hồi phuc sau khi căng thẳng lãi suất tăng cao, nền kinh tế suy thoái. Thì tới đây, khi FED dừng tăng lãi suất, kinh tế được hồi phục, sẽ thúc đẩy sức tiêu thụ, đem đến sức bật cho các doanh nghiệp cảng biển có năng lực và sự chuẩn bị tốt như VSC.

-Ngày 15/6/2023, Công ty cổ phần Container Việt Nam đã khởi động Dự án tái cấu trúc công ty, hợp tác với PwC Việt Nam nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược đưa VSC trở thành công ty logistics tầm cỡ khu vực và thế giới. PwC Việt Nam là thành viên của mạng lưới các công ty PwC (nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế, pháp lý, các thương vụ hàng đầu thế giới)

Với tiềm năng mở rộng đầu tư và quy mô lên nhanh chóng. Cộng với các yếu tố khách quan đang ủng hộ, VSC sẽ sớm vượt GDM trong một vài năm tới.

Còn bạn, bạn đánh giá VSC ra sao?

reaction

249 lượt thích

0 bình luận

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.