Trang chủ
Video
Chế ảnh

Chứng khoán

Sơn Swing

9 tháng trước

Xu hướng đi ngang là tích lũy hay phân phối qua cách vận động của giá

Việc nhận ra dòng tiền lớn ẩn sau những phiên bán tháo trong giai đoạn đi ngang sẽ giúp bạn biết được vì sao giá cổ phiếu duy trì tăng tốt để tự tin nắm giữ và canh thời điểm mua sớm.

Xu hướng đi ngang là tích lũy hay phân phối qua cách vận động của giá
Chế ảnh này

Làm cách nào để biết xu hướng đi ngang là tích lũy để tăng sau đó thay vì phân phối để giảm


Bài viết được lấy từ blog sonswing, bạn có thể đọc tại đây


Có 3 yếu tố để biết xu hướng đi ngang là tích lũy để tăng

1.   Xác định kháng cự và hỗ trợ

2.   Biên độ nến và khối lượng

3.   EMA100 vượt lên EMA200


Để Sơn giải thích rõ hơn.


1 Xác định vùng kháng cự và hỗ trợ


Vì vùng hỗ trợ và kháng cự được tạo nên bởi tâm lý giao dịch ngắn hạn “tăng lên đỉnh cũ thì bán”, “giảm về giá thấp thì mua” mà không quan tâm đến xu hướng dài như “đã tăng cao thì sẽ còn tăng cao hơn” hay “giá đã thấp sẽ còn thấp hơn nữa”, nên việc đánh giá cung và cầu phản ứng thế nào tại những vùng hỗ trợ và kháng cự là manh mối để ta biết phía cung hay cầu đang áp đảo để dự báo giá sẽ vượt kháng cự hay hỗ trợ hay không.


Tại ví dụ SSI từ tháng 01/2016 đến tháng 03/2017, giá cổ phiếu đi ngang với vùng hỗ trợ từ 7.9 dến 8.1, kháng cự tại 9.2 dến 9.5


Điểm khác biệt về cung và cầu ở đây là gì?


Lực cầu đang chiếm ưu thế hơn phía cung.


Vì sao vậy?




Ta bắt đầu từ điểm B, giá bật tăng tốt từ vùng hỗ trợ 7.8 ~ 8 và cố gắng vượt khỏi kháng cự để lên 9.9 tại điểm C chỉ trong 1 tháng. Khối lượng giao dịch và giá tăng đồng thuận trong đợt sóng tăng BC tốt, có cầu mua vào.


Dù vậy việc tăng nhanh lên vùng đỉnh A trước đó (những người kẹt hàng nay bán hòa vốn) tại só 1 hay 1.1 với những cây nến giảm có biên độ dài (những cây nến chiếm hơn 60% bóng nến và bị bán đúng đỉnh cũ gần nhất 9.9 vào tháng 03/2017 cho thấy cung áp đảo và lực cầu tạm thời chưa thể giúp giá vào xu hướng tăng luôn.


Việc giá giảm có thể ảnh hưởng đến tâm lý khi nắm giữ cổ phiếu nhưng đây cũng là quá trình cần thiết để kiểm định lượng cung thật sự cạn kiệt nhằm mở đường cho phía cầu đẩy giá tăng lên một cách bền vững.


Đợt giảm từ CD mất 5 tháng để giá giảm từ 9.9 về vùng hỗ trợ tại 8 nhưng sức ép bán đã ngắn hơn khi so sánh thời gian giảm của đợt sóng giảm AB trước đó chỉ mất 3 tháng. Điều này cho thấy sức ép bán dần cạn kiệt cũng như khối lượng giao dịch của đợt giảm CD đã thấp hơn so với đợt giảm AB, hàm ý chỉ có nhà đầu tư cá nhân bán ra qua tâm lý chán nản khi nắm giữ lâu nhưng giá vẫn duy trì giảm.


Đợt sóng tăng tại BC dù có khối lượng và giá đồng thuận nhưng tạm thời chưa thể chuyển đổi trạng thái từ ngang sang tăng, dù vậy lực cầu vẫn luôn có cách tranh thủ tâm lý chán nản trên thị trường để mua vào khi giá thấp.

Bạn hãy đọc yếu tố số 2 để hiểu rõ hơn cơ chế này.


2 Biên độ nến và khối lượng ủng hộ chiều mua


Từ tháng 12/2016, giá chạm vùng hỗ trợ tại vùng giá 8 (điểm D) với những phiên đóng cửa thấp nhất và khối lượng giao dịch tăng (sự hoảng loạn bán ra).

Nhưng điều đặc biệt ở đây là gì?


Giá không thể thủng khỏi vùng hỗ trợ 7.8~8 mà thay vào đó hồi phục ngay lập tức với khối lượng giao dịch đồng thuận tăng ở vùng D1.


Lượng cầu ẩn sau những đợt bán tháo của vùng D đã giúp giá hồi phục nhanh sau đó tại D1 với những cây nến có thân nến đóng cửa trên 60% bóng nến, đây cùng là hỗ trợ của giá trong quá khứ tại điểm A1 và B nên càng xác nhận cho dòng tiền mua vào từ giá thấp tại 7.8~8.



Lực mua từ vùng giá thấp giúp tạo nên đợt sóng D1E kèm nỗ lực vượt khỏi kháng cự tại vùng giá 9 và cao hơn đợt sóng BC thành công


Điều này báo hiệu dòng tiền từ tổ chức sẵn sàng mua vào tại mọi mức giá giúp thay đổi trạng thái từ đi ngang tích lũy sang tăng.


3 EMA100 vượt lên EMA200



Một chỉ báo khác giúp ta nhận biết cổ phiếu đang trong vùng tích lũy và chuyển sang tăng là EMA, Sơn sử dụng EMA100 và 200 để xác định xu hướng.


Giai đoạn đi ngang khiến đường EMA không hữu dụng, nhưng khi cổ phiếu báo hiệu vào sóng tăng thì việc EMA (100) ngắn hạn cắt lên đường EMA dài hạn (200) là tín hiệu tốt xác nhận cho việc chuyển xu hướng đi ngang sang tăng.


Qua việc kết hợp giữa vùng hỗ trợ/kháng cự, biên độ giá và khối lượng cùng chỉ báo EMA, bạn đã biết chiều hướng đi ngang là tích lũy và lượng cầu mua vào thay đổi trạng thái sang xu hướng tăng.


Khi nào thì nên mua?


Khi giá vượt khỏi kháng cự sẽ rất dễ chịu sức ép bán chốt lời ngắn hạn. Vậy nên thời điểm mua Sơn sẽ đợi khi giá giảm xuống vùng hỗ trợ (trước đó đóng vai trò là kháng cự) tại vùng 9.3~9.4.


Đây là nơi có mức lợi nhuận/rủi ro tối ưu bởi giá cắt lỗ gần với giá mua và giá mục tiêu Sơn thường dùng là khi giá thủng EMA50 (trailing stop loss)




Như vậy, việc dự đoán hành động giá để biết xu hướng đi ngang là tích lũy để tăng Sơn dựa vào:


–   Xác định kháng cự và hỗ trợ


–   Biên độ nến và khối lượng


–   EMA100 vượt lên EMA200


Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách dư báo hành động giá đang là tích lũy hay phân phối. 


Thân.


SSIVNIndex
reaction

292 lượt thích

2 bình luận

9 tháng trước

© 2021 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội - MST: 0108400691
Số điện thoại: 02471059988 - Email: team@bovagau.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quang Sơn.
Giấy phép thiết lập MXH số 417/GP-BTTTT, ký ngày 05/07/2021.